Top 10 máy bay tiêm kích mạnh nhất trên thế giới hiện nay

Ăn uống là nhu cầu thiết yếu của mỗi chúng ta. Nhưng nhu cầu của con người thì không ngừng tăng lên, chúng ta không những có sở thích ăn thức ăn nội mà các món ăn ngoại cũng thường được ưa chuộng. Trong số đó Pizza luôn nhận được sự ưu chuộng hơn cả. Sau đây toplist sẽ giới thiệu cho các bạn một số nhà hàng pizza tại Vũng Tàu.
Đánh Giá Bài Viết
Thống Kê
1000

Lượt Xem

Chia Sẻ

2

Like

1

1. F-22 Raptor

F-22 Raptor là loại máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 đầu tiên được chính thức sử dụng trên thế giới, do hãng Lockheed Martin chế tạo. Hoa Kỳ là quốc gia duy nhất sở hữu và sử dụng chiến đấu cơ này, không quân Mỹ đưa vào trong biên chế từ năm 2005. Chiến đấu cơ cực kỳ hiện đại này được thiết kế chế tạo để giành ưu thế trên không, nhưng nó cũng có thể tấn công các mục tiêu dưới đất, tiến hành  chiến tranh điện tử  và trinh sát. Giá thành hiện nay để chế tạo mỗi chiếc F-22 trong khoảng 350 triệu USD. Tuy nhiên nếu tính cả chi phí cho quy trình nghiên cứu chế tạo trước đó giá của F-22 lên tới 412 triệu USD/chiếc.

Thông số kỹ thuật:

Vật liệu chế tạo F-22 Raptor bao gồm 39% Titan, 24% Composite, 16% Nhôm, 1% chất dẻo nhiệt theo khối lượng; F-22 Raptor sử dụng đội bay 1 người; Chiều dài: 18,90 m; Sải cánh: 13,60 m; Chiều cao: 5,10 m; Trọng lượng rỗng: 19.700 kg; Trọng lượng toàn tải: 25.107 kg; Trọng lượng cất cánh tối đa: 38.000 kg; Trang bị 02 động cơ phản lực cánh quạt với ống phản lực có thể đổi hướng: Pratt & Whitney F119-PW-100; Tốc độ tối đa: ≈Mach 2.25 (2.415 km/h); Tầm hoạt động tối đa: 2.960 km; Bán kính chiến đấu: 759 km (khi mang đủ vũ khí); Trần bay: 18.000 m; Về mặt lý thuyết, khung máy bay F-22 được thiết kế với vòng đời sử dụng khoảng 8.000 giờ bay nhưng thực tế cho thấy F-22 có thể hoạt động an toàn đến 12.000 giờ bay, thậm chí tới 15.000 giờ mà không cần sửa chữa.

Trang bị vũ khí: 

Vũ khí khi chiến đấu trên không: 6 tên lửa rada dẫn đường AIM-120 AMRAAM tầm bắn 90 km; 2 tên lửa tầm nhiệt AIM-9 Sidewinder; 01 Khẩu pháo 6 nòng 20 mm M61A2 ở mạn phải cánh với 480 viên đạn. Vũ khí oanh kích mặt đất: Khoang chứa vũ khí trong có thể mang 2.000 lb (910 kg) bom các  loại.

Hệ thống điện tử

Ra-đa AN/APG-77 AESA trang bị trên F22 có tầm hoạt động 125-150 dặm, được thiết kế để chiếm ưu thế trên không và hỗ trợ trong thực thi nhiệm vụ, với các tính năng khả năng bị phát hiện thấp, độ mở chủ động, mạng quét điện tử có thể truy theo nhiều mục tiêu ở mọi điều kiện thời tiết. Ra-đa AN/APG-77 thay đổi tần số hơn 1.000 lần mỗi giây để giảm khả năng bị ngăn chặn. Ra-đa cũng có thể tập trung luồng phát làm quá tải các cảm biến của kẻ địch, khiến máy bay có khả năng tấn công điện tử. F-22 có khả năng hoạt động như một "Hệ thống Cảnh báo và Kiểm soát trên Không" (AWACS) mini. 

2

2. F -35 Lightning II

F-35 Lightning II là máy bay chiến đấu thế hệ 5 đa chức năng với khả năng tàng hình tiên tiến, có thể yểm trợ cận chiến, ném bom chiến thuật, và chiến đấu không đối không. F-35 Lightning II là tên gọi chung của 3 biến thể máy bay (F-35A, F-35B, F-35C) dựa trên thiết kế cơ sở X-35 của dự án phát triển máy bay tiêm kích bom phối hợp (Joint Strike Fighter - JSF). Trong đó: F-35A cất và hạ cánh bình thường; F-35B cất cánh khoảng cách ngắn và đáp thẳng xuống; F-35C trang bị cho hàng không mẫu hạm. Nó bắt đầu được thiết kế và chế tạo từ năm 1996 bởi tập đoàn Lockheed Martin và các nhà thầu quốc phòng khác là Pratt & Whitney, BAE Systems và Northrop Grumman của Hoa Kỳ. F-35 được trang bị 2 động cơ, tác chiến hiệu quả trong mọi điều kiện thời tiết, có khả năng mang tên lửa không đối không và bom dẫn đường bằng laser với tầm hoạt động khoảng 2.200 km và có thể đánh lừa hệ thống radar của đối phương. Nó có chiều dài: 15,37 m; sải cánh: 10,6 m; cao: 4,33 m; trọng lượng không tải: 12.000 kg; trọng lượng có tải: 20.100 kg; trọng lượng cất cánh lớn nhất: 27.200 kg; tốc độ lớn nhất: 1,6 Mach (1.930 km/h); bán kính chiến đấu: 1.100 km.

 F-35 là sự kết hợp hoàn hảo giữa hệ thống vũ khí tầm xa, cảm biến hiện đại, kỹ thuật tàng hình và hệ thống dẫn đường bằng vệ tinh. F-35 có thể mang theo 10 tấn vũ khí bao gồm 1 pháo GAU-12/U 25 mm gắn trong thân F-35A với 180 viên đạn, hoặc gắn bên ngoài cánh F-35B và F-35C với 220 quả đạn. Ở chế độ tấn công hỗn hợp, F-35 có thể mang được 14 tên lửa AIM-120 và 2 tên lửa AIM-9X nhỏ hơn cho các nhiệm vụ trên không, hoặc 6 quả bom GBU-31 cùng với 4 bom AIM-120/9X cho các nhiệm vụ hỗn hợp trên không và mặt đất. Trong tương lai, vũ khí năng lượng định hướng có thể gắn được trên phiên bản F-35A; một số vũ khí mới, bao gồm vũ khí laser bán dẫn và vũ khí chùm sóng ngắn năng lượng cao sẽ được tích hợp khi đó F-35 cũng sẽ trở thành trợ thủ đắc lực cho các lực lượng phòng thủ tên lửa - tham gia đánh chặn tên lửa đạn đạo liên lục địa.

Các quốc gia sử dụng: Hoa Kỳ, Úc, Đan Mạch, Israel, Ý, Nhật Bản, Hà Lan, Na Uy, Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ.

3

3. Sukhoi Su-35

Sukhoi Su-35  là máy bay tiêm kích hạng nặng, tầm xa, đa năng, hai động cơ, thế hệ 4++ do Tập đoàn máy bay quân sự Sukhoi phát triển dựa trên thiết kế Su-27 Flanker từ thời chiến tranh lạnh.

Thông số kỹ thuật:

Su-35 có chiều dài: 21,9 m; Sải cánh: 15,3 m; Chiều cao: 5,9 m; Diện tích cánh: 62.0 m²; Trọng lượng rỗng: 17.500 kg; Trọng lượng cất cánh: 25.300 kg; Trọng lượng cất cánh tối đa: 34.500 kg; Trang bị 02 động cơ Lyulka AL-35F với lực đẩy thường: 7.600 kgf (74.5 kN, 16.750 lbf) và lực đẩy khi đốt nhiên liệu phụ trội: 14.500 kgf (142 kN, 31.900 lbf) mỗi chiếc; Vận tốc cực đại: Mach 2.25 (2.410 km/h); Tầm bay: 3.600 km; Tầm bay tuần tiễu: 4.500 km với thùng nhiên liệu phụ; Bán kính chiến đấu: 1.600 km; Trần bay: 18.000 m; Vận tốc lên cao: >280 m/s; Lực nâng của cánh: 408 kg/m² 

Vũ khí trang bị:

01 pháo 30 mm GSh-30 với 150 viên đạn

02 giá treo đầu cánh cho tên lửa không đối không R-73 (AA-11 "Archer") hoặc thiết bị ECM

12 giá treo ở cánh và thân cho 8.000 kg vũ khí, tùy từng nhiệm vụ cụ thể nó có thể mang nhiều loại vũ khí có độ chính xác và uy lực cao như:

Tên lửa không đối không

AA-12 Adder (R-77): tên lửa radar dẫn đường tầm xa, tầm bắn lên tới 110-200 km

AA-11 Archer (R-73): tên lửa hồng ngoại có khả năng khóa mục tiêu nằm lệch 60 độ so với hướng mũi tên lửa, dùng trong cận chiến.

AA-10 Alamo (R-27): Tên lửa tầm trung có thể đối phó với với máy bay cảnh báo sớm, chỉ huy trên không (AEW&C) và phi cơ tiếp dầu.

Tên lửa không đối đất và đối hải có tầm bắn từ 25 – 160 km

AS-17 Krypton (Kh-31) 

AS-16 Kickback (Kh-15)

AS-10 Karen (Kh-25ML)

AS-14 Kedge (Kh-29)

AS-15 Kent (Kh-55)

AS-13 Kingbolt (Kh-59)

Bom

KAB-500L

KAB-1500 bom dẫn đường bằng laser/TV

FAB-100/250/500/750/1000

Hệ thống điện tử

Máy bay cũng được trang bị hệ thống tác chiến điện tử L175M Khibiny uy lực, giúp gây nhiễu radar và làm lệch hướng tên lửa đối phương. Điều này sẽ gây khó khăn cho bất kỳ tên lửa nào muốn khóa mục tiêu và bắn hạ mẫu tiêm kích này.

Su-35 trang bị hệ thống tìm kiếm và theo dõi hồng ngoại (IRST) OLS-35, một lần có thể theo dõi 4 tín hiệu hồng ngoại với các bước sóng ngắn khác nhau, khoảng cách dò tìm tối đa là 90km (phần đuôi mục tiêu) và 50km (phía trước mục tiêu) mà máy bay đối phương sẽ không thể dò thấy (do IRST hoạt động mà không phát ra nguồn tín hiệu nào), nhờ đó nó có thể âm thầm bất ngờ công kích mục tiêu mà không cần bật radar dò tìm.

Hệ thống hồng ngoại dò báo động tên lửa với 6 cảm biến bố trí ở trước thân máy bay bao quát mọi góc độ, có thể phát hiện tên lửa phòng không vác vai, tên lửa không đối không, tên lửa đất đối không trong phạm vi 10km, 30km, 50km, tương xứng.

Radar có thể khóa đến 30 mục tiêu khác nhau, trong đó có 8 mục tiêu có thể khóa gần như liên tục với độ chính xác đủ để đồng thời tiêu diệt bằng các tên lửa không đối không tầm trung gắn đầu dò chủ động. Có thể bắn hai mục tiêu đồng thời bằng các tên lửa với đầu dò bán chủ động.

          Chi phí và quốc gia sở hữu     

Chi phí ước tính cho Su-35S vào khoảng 40-65 triệu USD/chiếc, tuy nhiên phiên bản xuất khẩu sẽ có giá hơn 80 triệu USD/chiếc. Hiện nay Su-35 có trong biên chế của quân đội của 3 quốc gia: Nga, Ai Cập, Indonexia.

4

4 . Eurofighter Typhoon

Eurofighter Typhoon là một máy bay chiến đấu tấn công đa nhiệm vụ, có cánh tam giác và cánh mũi do liên doanh Eurofighter GmbH thiết kế và chế tạo. Eurofighter Typhoon là dự án chiến đấu cơ thế hệ 4 hợp tác giữa Anh, Đức, Italy và Tây Ban Nha. Máy bay cất cánh lần đầu vào tháng 3/1994, được đưa vào hoạt động trong Không quân Đức từ năm 2003. Không quân Hoàng gia Anh (RAF) vận hành Typhoon từ tháng 8/2007. Typhoon được thiết kế để thực hiện một loạt nhiệm vụ khác nhau như chiếm ưu thế trên không, tấn công mặt đất, trinh sát và bảo vệ không phận. Typhoon được trang bị hai động cơ phản lực Eurojet EJ200 với lực đẩy thô 60 kN, lực đẩy có đốt sau 90 kN mỗi chiếc. Tốc độ tối đa 2.495 km/h, phạm vi hoạt động 2.900 km.

Thông số kỹ thuật:

Chiều dài: 15,96 m; Sải cánh: 10,95 m; Chiều cao: 5,28 m; Diện tích cánh: 50 m²; Trọng lượng không tải: 11.000 kg; Tải trọng: 15.550 kg; Trọng lượng cất cánh tối đa: 23.500 kg; Trần bay: 19.812 m; Tốc độ lên cao: >318 m/s; Tải trọng cánh: 312 kg/m².

Trang bị vũ khí:

- 01 Pháo 27 mm Mauser BK-27 với 150 viên

- 13 giá treo với 8 giá dưới hai cánh và 5 giá treo dưới bụng cho phép Typhoon có khả năng mang nhiều vũ khí khác nhau như tên lửa không đối không ASRAAM, AIM-120, AIM-9, bom thông minh Paveway, JDAM, tên lửa không đối đất Brimstone,Taurus KEPD 350, Storm Shadow. Tổng tải trọng vũ khí khoảng 7,5 tấn.

Cảm biến chính của máy bay là radar Captor hoạt động băng tần X, radar có phạm vi tìm kiếm mục tiêu trên không khoảng 175 km, 300 km với mục tiêu cỡ tàu khu trục trên mặt biển.

5

5. Dassault Rafale

Rafale hiện là chiến đấu cơ chủ lực của Không quân Pháp, do tập đoàn Dassault Aviation, một trong những hãng chế tạo máy bay lâu đời nhất thế giới sản xuất. Rafale phục vụ trong Không quân Pháp từ đầu những năm 2000. Dassault Rafale là một máy bay chiến đấu đa nhiệm vụ cánh tam giác hai động cơ có phân biệt nhiệm vụ chính và các nhiệm vụ phụ khác. Rafale đang được chế tạo để sử dụng cho cả các căn cứ trên mặt đất của Không quân Pháp và trên tàu sân bay của Hải quân Pháp.

Thông số kỹ thuật:

Đội bay: 1-2 người; Chiều dài: 15,27 m; Sải cánh: 10,80 m; Chiều cao: 5,34 m; Diện tích cánh: 45.7 m²; Trọng lượng không tải: 9.060 kg; Trọng lượng có tải: 9.500 kg; Trọng lượng cất cánh tối đa: 24.500 kg; Trang bị 2 động cơ: SNECMA M88-2 tuốc bin cánh quạt lực đẩy có đốt sau: 75 kN (17.000 lbf); Tốc độ tối đa: >Mach 2 (2.250 km/h); Tầm hoạt động: 1.800 km; Trần bay: 18.000 m; Tốc độ lên cao: 333 m/s; Áp lực cánh: 326 kg/m².

Trang bị vũ khí:

Vũ khí chính của Rafale bao gồm một pháo GIAT 30/719B 30mm với 125 viên đạn và 14 mấu treo cứng bên dưới thân và cánh để lắp bình nhiên liệu phụ và các loại vũ khí theo tiêu chuẩn của Pháp và NATO cho phép nó mang theo tối đa 8.000 kg vũ khí. Rafale thường mang theo vũ khí hỗn hợp cả không chiến và tấn công mặt đất trong mỗi nhiệm vụ, gồm tên lửa không đối không (AIM-9, AIM-132, AIM-120, Magic II, MBDA Meteor), không đối đất (MBDA Apache, SCALP EG, AASM, AM 39 Exocet), chống radar, không đối hạm, bom có điều khiển…

Hệ thống điện tử

Một trong những điểm độc đáo tạo nên sức mạnh cho Rafale là hệ thống chiến tranh điện tử tích hợp có tên SPECTRA với các cảm biến bố trí xung quanh máy bay, cung cấp khả năng phát hiện, nhận dạng và xác định mối đe dọa từ cự ly 200km, giúp phi công nhận thức tình huống và đưa ra biện pháp đối phó phù hợp nhất, tăng khả năng sống sót trong chiến đấu. Rafale có hệ thống liên lạc hiện đại nhất, bao gồm radar đa nhiệm RBE2 (loại đầu tiên ở châu Âu với tính năng quét điện tử 2 tầng), tổ hợp trinh sát và bắt bám hồng ngoại IRST, hệ thống nhập lệnh bằng giọng nói, mũ phi công hiện đại có kính ngắm và màn hình, các hệ thống phòng thủ điện tử, và theo dõi bằng laser OSF. Các thiết bị điện tử trên tiêm kích này được ứng dụng công nghệ tích hợp modun hóa giúp kiểm soát toàn bộ tính năng chính của máy bay như điều khiển bay, hợp nhất dữ liệu, dẫn bắn cho hệ thống vũ khí và giao tiếp giữa các phi công trong cùng phi đội. 

6

6. Boeing F/A-18E/F Super Hornet

Boeing F/A-18E/F Super Hornet là một máy bay tiêm kích hoạt động trên tàu sân bay, được bắt đầu hoạt động trong biên chế các đơn vị của Hải quân Hoa Kỳ vào năm 1999. Đây là máy bay tiêm kích đa nhiệm thuộc thế hệ thứ 4, tấn công cả ngày lẫn đêm với các vũ khí được dẫn đường chính xác.

Thông số kỹ thuật:

Chiều dài: 18,31 m; Sải cánh: 13,62 m; Chiều cao: 4,88 m; Trọng lượng rỗng: 13.864 kg; Trọng lượng cất cánh: 22.951 kg; Trọng lượng cất cánh tối đa: 29.937 kg. Máy bay được trang bị hai động cơ F414-GE-400 với lực đẩy đốt sau lên tới 98 kN, hai động cơ cực khỏe này giúp F-18 Super Hornet có thể bay với vận tốc Mach 1.6 (1,915 km/h). Tầm bay của F/A-18 Super Hornet lên tới 2346 km. Trần bay: >50.000 ft (15.240 m).

Trang bị vũ khí:

- 01 Pháo nòng xoay 20mm M61A1/A2 Vulcan ở đầu mũi máy bay với 412 viên 

- 11 giá treo vũ khí trên cánh và giữa thân, cho phép F-18 mang tải trọng 8 tấn vũ khí bên ngoài. Nó có thể sử dụng được nhiều loại bom, tên lửa cho các nhiệm vụ đối không, đối hải và đối đất, tác chiến điện tử… Trong nhiệm vụ đối không, F/A-18 Super Hornet được trang bị các tên lửa không đối không như AIM-9 Sidewinder, AIM-120 AMRAAM... Trong nhiệm vụ chống tàu mặt nước nó có thể mang tên lửa chống hạm AGM-84 và có thể cả tên lửa chống radar AGM-88 HARM. Trong tác chiến tấn công mặt đất, F-18 có thể được lắp đặt tên lửa không đối đất AGM-65 Maverick, AGM-154 JSOW, AGM-158 JASSM, AGM-84 SLAM-ER và mang được nhiều loại bom, từ “bom ngu” tới “bom thông minh”.

Hệ thống điện tử

Hệ thống cảm biến quang điện chính và chùm laser chỉ định mục tiêu AN/ASQ-228ATFLIR cung cấp bản đồ mặt đất chi tiết ở cự ly xa. Máy bay cũng được trang bị hệ thống đối kháng tổng hợp (IDECM) gồm hệ thống phòng vệ chống tên lửa, có khả năng phóng mồi bẫy ALE-47, ALE-50; radar cảnh báo AN/ALR67V3 và hệ thống gây nhiễu ALQ-65 hoặc ALQ-71.

Radar quét mảng pha chủ động AESA APG-79 trên F/A-18 Super Hornet cho phép đồng thời tấn công đối không và đối đất.

          Chi phí và quốc gia sở hữu     

Giá F/A-18 E/F Super Hornet là 61 triệu USD. Phiên bản đầy đủ vũ khí là từ 80 đến 95 triệu USD (tùy từng yêu cầu vũ khí), chi phí vận hành 11.000 USD/giờ bay. Ngoài Hải quân Hoa Kỳ ra, hiện nay loại máy bay này được trang bị cho Không quân Hoàng gia Australia.

7

7. Mikoyan MiG-35

MiG-35 là máy bay thế hệ máy bay 4++ tiêm kích hạng nhẹ do hãng Mikoyan Nga lừng danh thiết kế và phát triển. Máy bay MiG-35 được thiết kế để tiêu diệt các mục tiêu trên không cả ban ngày lẫn ban đêm, cả trong điều kiện thời tiết đơn giản và phức tạp đồng thời cũng có thể đánh bại các mục tiêu  di động và cố định trên mặt đất và trên mặt nước bảo vệ các cơ sở hậu phương và đánh chặn máy bay trinh sát của đối phương, giành ưu thế trên không ở khu vực nhỏ trên chiến trường.. Tiêm kích MiG-35 lần đầu được giới thiệu ra trước công chúng trong triển lãm hàng không MAKS-2017, tiêm kích này thừa hưởng những đặc tính tốt từ MiG-29, đặc biệt là độ tin cậy và độ đơn giản. Điểm khác biệt lớn nhất giữa MiG-35 so với MiG-29 là hệ thống điện tử hoàn toàn mới được trang bị trên tiêm kích này.

Thông số kỹ thuật:

Động cơ RD-33MK được trang bị trên MiG-35 là yếu tố hiện đại nhất mà tiêm kích này sở hữu, loại động cơ lực đẩy vector này cho phép MiG-35 có thể thực hiện được những động tác siêu cơ động mà hiếm tiêm kích nào có thể thực hiện được – trong tác chiến, khi đang bị truy đuổi, MiG-35 có thể vòng ra sau chiến cơ của đối phương ngay lập tức và trở thành "kẻ săn mồi" để hạ gục chiến cơ đối phương trong vài giây. MiG-35 có chiều dài 17,3m, chiều cao 4,7m, sải cánh 12m và có thể mang theo tối đa 18 tấn vũ khí, tốc độ tối đa 2.560 km/h, trần bay 17.500 m, tải trọng cất cánh tối đa là 29,7 tấn. MiG-35 cũng sở hữu nhiều tính năng của các chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 như khả năng “tàng hình” trước radar và có bình chứa nhiên liệu lớn hơn để có thể vừa đóng vai trò tiếp nhiên liệu vừa có thể nhận nhiên liệu trên không.

Trang bị vũ khí:

- 01 pháo 30 mm GSH-30-1 với 150 viên đạn.

- 09 giá treo vũ khí (8 dưới cánh và 1 dưới bụng) dùng để mang theo các loại vũ khí sau: Tên lửa không đối không AA-10 Alamo, AA-8 Aphid, AA-11 Archer và AA-12 Adder, tên lửa không đối đất như AS-17 Krypton và AS-14 Kedge. Ngoài ra, để hủy diệt các mục tiêu dưới mặt đất MiG-35 được trang bị bom dẫn đường bằng laser KAB-500L hoặc bằng vô tuyến KAB-500T cùng các loại bom thông thường như FAB-250 và FAB-500.

Hệ thống điện tử

MiG-35 được trang bị radar quét mảng pha chủ động Zhuk-A với khả năng theo dõi cùng lúc 30 mục tiêu trên không trong phạm vi 200 km cùng hệ thống điều khiển điện tử từ xa 3 kênh. Ngoài ra, MiG-35 được trang bị 2 hệ thống định vị quang học với chức năng dẫn đường cho vũ khí như radar nhưng không phát ra bức xạ điện tử và giúp MiG-35 khó bị phát hiện hơn. 

8

8. F-16 Fighting Falcon

F-16 Fighting Falcon là một máy bay chiến đấu phản lực đa nhiệm vụ do General Dynamics và Lockheed Martin phát triển cho Không quân Mỹ. Bắt đầu được đưa vào sử dụng năm 1978, F-16 Fighting Falcon được thiết kế như một máy bay chiến đấu hạng nhẹ, nó đã trở thành một loại máy bay chiến đấu đa nhiệm vụ thành công. F-16 có mặt trong lực lượng không quân nhiều quốc gia trên thế giới, tham gia vào nhiều cuộc xung đột.

Thông số kỹ thuật:

Fighting Falcon được trang bị 01 động cơ phản lực Pratt&Whitney F100-PW-200, lực đẩy tối đa 106 kN có đốt sau. Động cơ này giúp F-16 đạt tốc độ tối đa Mach 2 (khoảng 2.200 km/h), lấy độ cao 15.240 m/phút. F-16 có chiều dài 15m, sải cánh: 9,96m, bán kính tác chiến khi mang đầy đủ vũ khí là 550 km, tầm bay khoảng 4.200 km khi mang bình xăng phụ. Chiều cao: 4.88 m; Trọng lượng không tải: 8.936 kg; Tải trọng: 12.003 kg; Trọng lượng cất cánh tối đa: 16.875 kg; Trần bay: 15.239 m. F-16 có thiết kế khí động tối ưu cho nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không. Buồng lái kiểu "bong bóng" giúp phi công quan sát tốt hơn. Nó là một trong những máy bay chiến đấu đầu tiên được trang bị hệ thống "fly-by-wire" (điều khiển bay bằng dây dẫn) đem lại khả năng cơ động xuất sắc trong phạm vi hẹp.

Trang bị vũ khí:

Máy bay được vũ trang pháo M61A1 Vulcan 6 nòng 20 mm bố trí phía bên trái buồng lái với 511 viên đạn. F-16 có 9 điểm treo vũ khí dưới cánh có thể mang tên lửa không đối không, đối đất, đối hải, bom thông thường, bom thông minh. Tổng tải trọng vũ khí mang theo khoảng 7,7 tấn.

Hệ thống điện tử

Cảm biến chính của máy bay là radar xung Doppler AN/APG-68. Radar này có phạm vi tìm kiếm mục tiêu trên không có diện tích phản hồi radar 5m2 ở cự ly 105 km, tầm trinh sát tối đa 296 km. Các phiên bản hiện đại hơn được trang bị radar quét mạng pha điện tử chủ động (AESA) AN/APG-80 đem lại hiệu suất tác chiến vượt trội.

9

9. F-15 Eagle

F-15 Eagle của hãng McDonnell Douglas là một kiểu máy bay tiêm kích kiểu máy bay tiêm kích kết hợp cường kích chiến thuật 2 động cơ phản lực hoạt động trong mọi thời tiết, được thiết kế để chiếm lĩnh và duy trì ưu thế trên không trong chiến đấu. F-15 được phát triển vào đầu thập niên 1970 và được biên chế chính thức vào năm 1974, hiện đã có tới hàng ngàn chiếc với các phiên bản khác nhau được chế tạo và sử dụng bởi không quân Mỹ và nhiều nước trên thế giới. F-15 Eagle có thể nói là đã thống trị bầu trời trong một khoảng thời gian dài. Nó thay thế F-111 để trở thành phi cơ tiêm kích ném bom chủ lực của Mỹ và được coi là vua trong các cuộc không chiến.

Thông số kỹ thuật:

F-15 Eagle có chiều dài 19,4m, sải cánh 13m, chiều cao 5,6m. Máy bay có trọng lượng rỗng 14 tấn, trọng lượng cất cánh tối đa lên tới 30,8 tấn. Tầm bay xa: 5.600km, Trần bay: 20.000m. F-15 được trang bị hai động cơ Pratt & Whitney F100-100-220 cánh quạt tăng áp có lực đẩy khô 77,5 kN, khi đốt lần 2 lên tới 111,2kN, vì vậy nó có thể bay với vận tốc Mach 2,5 tức 3.018km/h, đây là một trong số những tiêm kích có tốc độ cao nhất thế giới, một khi đã đạt được vận tốc cần thiết để cất cánh, nó có thể vọt lên trời theo hướng gần như thẳng đứng. 

Trang bị vũ khí:

- 01 Pháo M61 Vulcan 20 mm Gatling gắn trong thân với 940 viên đạn.

- F-15 còn có các tên lửa đối không mạnh mẽ là 4 tên lửa không đối không tầm trung AIM-7 Sparrow hoặc AIM-120 và 4 tên lửa hồng ngoại AIM-9 Sidewinder. Phiên bản F-15E được trang bị hệ thống vũ khí cực mạnh chuyên dùng để diệt mục tiêu mặt đất như bom thông minh JDAM, Paveway, tên lửa hành trình AGM-65, tên lửa chống hạm Harpoon…

Hệ thống điện tử

Radar của F-15 có tầm trinh sát khoảng 160 km ở trên không và hơn 300 km với mục tiêu cỡ tàu khu trục. Radar có thể dẫn đường cho tên lửa tiêu diệt đồng thời 6 mục tiêu cùng một lúc.

10

10. Sukhoi Su-57

Sukhoi Su-57 là một máy bay phản lực chiến đấu thế hệ thứ 5 của Nga hiện đang được phát triển bởi Tập đoàn máy bay quân sự Sukhoi. Máy bay tiêm kích Su-57 là chiến đấu cơ đa nhiệm được thiết kế để phá hủy mọi loại mục tiêu trên không tầm xa và tầm gần, tấn công các mục tiêu trên mặt đất và trên biển. Su-57 của Nga có tên chính thức là PAK-FA/T-50, được phát triển trong bối cảnh các cường quốc như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đều đang nỗ lực cho ra mắt chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 của riêng mình, nó được thiết kế để cạnh tranh trực tiếp với chiếc F-22 Raptor của Mỹ và chiếc F-35 Lightning II, Su -57 bắt đầu bay lần đầu tiên vào ngày 29/1/2010. So với các tiêm kích thế hệ trước, Su-57 kết hợp chức năng của một máy bay tấn công và một máy bay tiêm kích đánh chặn, sử dụng nhiều vật liệu composite, áp dụng các công nghệ tiên tiến và kết cấu khí động học để đảm bảo ít phản xạ với sóng radar và tia hồng ngoại. Su-57 là một chiếc máy bay tàng hình, có khả năng bay siêu tốc, được trang bị các loại tên lửa không đối không, không đối đất, và chống tàu thế hệ mới nhất, cũng như sử dụng radar AESA. Vũ khí của Su-57 sẽ bao gồm cả tên lửa siêu thanh.

Thông số kỹ thuật:

Su -57 được trang bị 02 động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt AL-41F1 Turbofan với lực đẩy 147 kN (Phiên bản F1-A sau này có lực đẩy 175 kN). Tốc độ tối đa: 2.600 km/h ; Tốc độ bay tuần tra: 1.300 - 1.800 km/h; Tầm bay tối đa: 3.500 km (cận âm) và 1.500 km (siêu âm); Trần bay: 20.000 m; Tốc độ leo cao: 384 m/giây. Su -57 có chiều dài: 19,8 m, sải cánh 14 m, chiều cao 6,05 m, diện tích cánh: 78,8 m², trọng lượng rỗng: 18.500 kg, trọng lượng tải: 29.772 kg, trọng lượng cất cánh tối đa: 37.000 kg.

Trang bị vũ khí:

Su-57 có hai khoang vũ khí nội bộ lớn được bố trí song song, chiếm gần như toàn bộ chiều dài có thể sử dụng của máy bay. Mỗi khoang có thể mang tối đa 4 tên lửa dẫn đường bằng radar tầm nhìn K-77M. So với phiên bản trước đó của K-77, tên lửa K-77M có kích thước lớn hơn và hoạt động bằng điện tử quét radar tìm đường, cho phép nó phát hiện và tiếp cận mục tiêu rất nhanh, ở khoảng cách lên đến 160 km. Máy bay cũng sở hữu một cặp tên lửa dẫn đường hồng ngoại tầm ngắn K-74M2 trong các cánh ngầm.

Hệ thống điện tử

Su-57 được trang bị hệ thống radar N056 Byelka và bộ đối phó điện tử L402. Mảng băng tần L sẽ là phương tiện chính của máy bay để phát hiện tiêm kích tàng hình, trong khi ở tầm ngắn hơn, bộ quang điện tử đảo ngược 101KS, bao gồm hệ thống tìm kiếm và theo dõi hồng ngoại, sẽ giúp phi công phát hiện và tiếp cận mục tiêu bằng tên lửa dẫn đường. Các ưu tiên và vũ khí của Su-57 giúp phát hiện và loại bỏ các mối đe dọa ở tầm xa. Chìa khóa của chiến lược này là radar của nó có khả năng phát hiện các máy bay tàng hình tầm xa. Máy bay chú trọng vào tốc độ cho phép nó phản ứng hoặc rút lui nhanh chóng khỏi các trận đánh mà biết trước sẽ không thể thắng. Sự kết hợp giữa khả năng cơ động, tìm kiếm và theo dõi hồng ngoại của Su-57 biến máy bay thành một đối thủ vô cùng nguy hiểm.